Mỗi năm, hàng triệu con chim vô tình bay vào cửa sổ, cửa ra vào và mặt tiền kính, và nhiều con đã tử nạn khi va vào kính. Vì ngày càng có nhiều tòa nhà dùng kính cho mặt ngoài, nên số lượng chim chịu ảnh hưởng từ vấn đề này sẽ tăng lên trong những năm tới. Các yêu cầu về xây dựng ngày càng trở nên nghiêm ngặt hơn trên toàn thế giới, có nghĩa là các kiến trúc sư hiện đang tìm kiếm các giải pháp về kính an toàn hơn và giúp giảm nguy cơ va chạm của chim, đồng thời vẫn đáp ứng tính thẩm mỹ và hiệu suất theo yêu cầu dự án.
Hai nguyên nhân phổ biến nhất khiến chim va vào kính là độ trong suốt và hệ số phản xạ của kính.
Chim không phân biệt được giữa hình ảnh phản chiếu của bầu trời xanh hay môi trường sống và vật thật. Ngay cả kính có hệ số phản xạ thấp cũng có thể giống gương khi sáng ở bên ngoài và tối ở bên trong. Khi kết hợp với một số thiết kế mặt tiền nhất định, hình ảnh phản chiếu có thể tạo ra vùng gây nhầm lẫn trực quan cho chim.
Khi có một đường nhìn trực tiếp từ cửa sổ này sang cửa sổ khác (ví dụ: lối đi, góc cua, trạm dừng xe buýt hoặc rào chắn gió/âm thanh trong suốt), chim không coi kính là vật cản mà tìm cách bay qua, gây ra va chạm. Thêm nữa, chim có thể xem những khoảng không gian cây cối rậm rạp hoặc cây trong nhà là môi trường sống hấp dẫn.
Thiết kế và vị trí của tòa nhà có thể tác động đáng kể đến nguy cơ va chạm cũng như hiệu quả tối đa của các biện pháp ngăn chặn. Hình dạng, vị trí và cảnh quan của tòa nhà (đặc biệt là chiều cao dự kiến của tán cây khi trưởng thành) đều có tác động đáng kể đến rủi ro va chạm.
Chim dựa vào bầu trời ban đêm và mức độ ánh sáng xung quanh để hỗ trợ quá trình chúng di chuyển. Điều này gây ra những vụ va chạm vào ban đêm do ánh sáng bên trong tòa nhà, đặc biệt là những tòa nhà có môi trường sống tiềm năng, thu hút các loài chim. Ánh sáng nhân tạo, đặc biệt là những loại ánh sáng hướng lên trên, có thể dụ và bẫy chim, khiến chim bị hoang mang và có khả năng chết vì kiệt sức.
Kính thích hợp dùng cho thiết kế tinh xảo, là một thành phần không thể thiếu và không bao giờ lỗi thời trong kiến trúc. Mặc dù con người có thể dựa vào các dấu hiệu môi trường để xác định kính là một vật chắn, thì ngày càng có nhiều nghiên cứu cho rằng chim không có khả năng này.
Sản phẩm Bird1st™ mở rộng do Guardian Glass cung cấp là một công trình đổi mới, đồng thời là câu trả lời rõ ràng khi tìm kiếm hệ kính có hiệu suất cao, góp phần bảo vệ các loài chim.
Kết hợp với các lớp phủ low-E Guardian SunGuard® chọn lọc, kính Bird1st tạo ra các cấu trúc thông minh, đẹp mắt, đáp ứng nhiều tiêu chuẩn về năng lượng và hiệu suất. Sản phẩm Bird1st có thể đáp ứng các giá trị LEED Pilot Credit 55 và Toronto Green Standard Bird Collisionration Detterrence.
Sản phẩm Bird1st báo hiệu trực quan về vật cản phía trước cho chim, giúp giảm va chạm, đã được xác nhận bởi điểm số Chỉ số phòng tránh được tổ chức Bảo tồn chim Hoa Kỳ (ABC) chấp nhận. Để giúp bảo vệ chim hơn nữa, Bird1st cũng tuân thủ quy tắc 2" x 4"* dành cho chim có kích thước và thuộc các loài khác nhau.
Quy tắc *2″ x 4″: Khoảng cách tối đa 2 inch theo chiều ngang hoặc tối đa 4 inch theo chiều dọc giữa các dấu khắc.
Có 3 cách xử lý kính được ưa dùng để con người vẫn nhìn thấy, đồng thời có hiệu quả nhất đối với các ứng dụng thân thiện với chim. Việc quyết định sử dụng cách nào có thể dựa trên các tiêu chí của dự án về tính thẩm mỹ, chi phí và tăng cường độ an toàn cho chim.
Lưu ý rằng các ứng dụng kính tránh va chạm đã được xử lý này chủ yếu giải quyết các va chạm vào ban ngày, mặc dù kính phủ frit cũng có thể giúp xử lý các va chạm vào ban đêm.