đẳng cấp mặt dựng kính hai lớp mới
cube berlin là một công trình nghệ thuật điêu khắc nằm ở giữa một trong những quảng trường nổi tiếng nhất ở Berlin. Được xây dựng nhằm hỗ trợ xu hướng của nơi làm việc hiện nay là một tòa nhà nhiều khách thuê, giao tiếp liên tổ chức, không gian làm việc dựa trên hoạt động, dùng chung tiện nghi và bố cục văn phòng linh hoạt, đây cũng là một trong những tòa nhà thông minh nhất ở châu Âu với thiết kế lồng ghép các khái niệm “Internet vạn vật” cho phép tối ưu hóa mọi hoạt động, từ kiểm soát ra vào và khí hậu trong nhà đến bảo trì và cung cấp năng lượng, thậm chí cả hành vi của người dùng.
Tòa nhà hình lập phương này có các cạnh dài 42,5 mét và nhìn bên ngoài trông rất giống một tác phẩm điêu khắc trừu tượng hiện đại. Diện mạo của tòa nhà thường xuyên thay đổi tùy theo điều kiện ánh sáng ngoài trời. Đội ngũ kiến trúc sư 3XN đã tạo nên sự biến đổi hình học tỉ mỉ làm nổi lên họa tiết là các bề mặt nổi hình tam giác. Khoảng sân hiên ở các tầng trên chính là kết quả của những đoạn lõm sinh động cắt sâu vào mặt dựng.
Toàn bộ mặt dựng đều được lắp kính có hiệu suất năng lượng cực tốt nhờ sử dụng lớp thẩm thấu. Công trình này còn đi đầu trong việc ứng dụng lớp phủ kiểm soát năng lượng mặt trời cho lớp ngoài của mặt dựng hai lớp. Cùng với bộ giải pháp kỹ thuật giúp hấp thụ năng lượng từ nhiệt, cách làm này giúp cube berlin trở thành một tòa nhà lắp kính hoàn toàn có hiệu quả năng lượng cao, hướng đến việc đạt chứng nhận DGNB Gold.
Toàn bộ tòa nhà đều dùng kính ClimaGuard® Premium2 + SunGuard® SN 62/34 + SunGuard® HD Diamond 66 của Guardian Glass.
Ngoài các sản phẩm kính phủ, đội ngũ tại Guardian Glass còn mang đến chuyên môn kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ thương mại trong suốt giai đoạn thiết kế. Đó đều là những kinh nghiệm và kiến thức quý báu mà họ đã đúc rút được sau nhiều năm.
Giám đốc kinh doanh kiến trúc của Guardian, Olivier Beier Costa, cũng tham gia vào dự án này và cho biết: “Khó khăn lớn nhất của chúng tôi là phải kết hợp chủ đề thiết kế và thẩm mỹ của kiến trúc sư với các yêu cầu về kỹ thuật của tòa nhà. Chúng tôi phải xác định được chính xác mức độ kết hợp sản phẩm cũng như tạo ra nhiều mẫu khác nhau. Việc này đòi hỏi phải kiểm tra, tính toán và thử nghiệm rất nhiều.”
Mặt dựng bằng kính không chỉ khai thác tối đa việc sử dụng ánh sáng ban ngày mà còn bảo vệ tốt trước việc hấp thụ năng lượng mặt trời và đảm bảo thông gió tự nhiên. Để tránh quá nhiệt ở khe rỗng của mặt dựng, cả lớp phủ kiểm soát năng lượng mặt trời và lớp PVB (polyvinyl butyral) hấp thụ năng lượng mặt trời đều đã được đưa vào lớp kính ngoài.
Torben Østergaard, đối tác tại 3XN, kiến trúc sư của dự án nhận xét: “Để tòa nhà trông giống như một tác phẩm điêu khắc trên quảng trường, chúng tôi đã tìm kiếm loại kính phản xạ tạo điểm nhấn cho bề mặt trong khi vẫn phản chiếu hình ảnh không gian xung quanh. Chúng tôi hy vọng thiết kế này sẽ thôi thúc người qua đường đặt câu hỏi “Chuyện gì đang thực sự diễn ra ở đây vậy nhỉ?” và thậm chí còn gợi lên cảm giác là tòa nhà đang muốn trêu đùa bạn nữa.”
Tác động về mặt thẩm mỹ rất rõ ràng nhờ sự kết hợp cân bằng và tỉ mỉ các loại kính khác nhau. Phần mặt dựng thông gió hai lớp này cũng là một ví dụ hoàn hảo về tác động của thiết kế kính kiến trúc trong việc đáp ứng các yêu cầu về cấu trúc và năng lượng của các tòa nhà thương mại “thông minh” hiện nay.
Cùng với kiến trúc ấn tượng, cube berlin, một dự án của CA Immo, còn cam kết đảm bảo tính bền vững về môi trường. Tòa nhà có mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn so với các tòa nhà văn phòng truyền thống, trong đó mặt dựng thông gió hai lớp kính chính là yếu tố chính giúp đạt được ưu điểm này.
Đội ngũ thiết kế cũng rất chú tâm đến khả năng tiếp nhận tối đa ánh sáng tự nhiên cho phần bên trong tòa nhà. Torben Østergaard cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là một mặt dựng lắp kính hoàn toàn để không chỉ mang đến điều kiện ánh sáng tự nhiên tốt nhất có thể mà còn tạo nên cảm giác về cửa sổ từ trần đến sàn cho tầm nhìn tuyệt đẹp ra bên ngoài.”
Matthias Schmidt, Giám đốc phát triển tại Investor CA Immo, phát biểu: “Chúng tôi đang hướng đến việc đạt chứng nhận DGNB Gold cho dự án này. Thiết kế của mặt dựng thực sự rất hiệu quả về năng lượng nhờ sử dụng một kỹ thuật thông minh có khả năng thu hồi năng lượng từ nhiệt mặt trời, cùng nhiều đặc tính khác. Một giải pháp năng lượng hiệu quả giúp loại bỏ định kiến rằng các tòa nhà bằng kính là thủ phạm tiêu tốn năng lượng.”
Một thách thức lớn khác của dự án là nhu cầu đặc biệt về kính do cấu trúc của công trình. Để giải quyết điều này, chúng tôi cần tạo ra một lớp xen cấu trúc mới tương thích với lớp xen PVB và sự kết hợp này sau đó đã được phê duyệt sử dụng trên toàn quốc cho giai đoạn thiết kế và xây dựng. Cũng chính nhờ cách làm đổi mới đó mà độ bền các cạnh đã tăng lên, giảm nguy cơ tách lớp cũng như giảm Chỉ số độ vàng.
Torben Østergaard kết luận: “Thiết kế mặt dựng có đặc tính này thường sẽ gặp phải những vấn đề về kỹ thuật gây trở ngại cho ý định thiết kế ban đầu. Tuy nhiên, đây lại là một trường hợp lợi cả đôi đường vì hiệu suất kỹ thuật của mặt dựng xét về mặt kiểm soát năng lượng hoàn toàn tương xứng với cảm hứng kiến trúc độc đáo.”